CorelDRAW (Bài 29) - Biểu tượng cho một giải quần vợt

Thứ tư - 19/10/2011 23:05

CorelDRAW (Bài 29) - Biểu tượng cho một giải quần vợt

Giả sử câu lạc bộ Lan Oanh quá đỗi hài lòng về biểu tượng theo phong cách "trắng đen" của ta và nhiệt tình đề nghị bạn thiết kế biểu tượng cho một giải quần vợt truyền thống hàng năm do câu lạc bộ này tổ chức với sự tài trợ của công ty nước giải khát ABC. Cụ thể, bạn phải trình bày dòng chữ ABC Cup cùng với biểu tượng của câu lạc bộ sao cho người xem nhận ra ngay "sự kết hợp tuyệt vời" giữa "quần vợt" và "giải khát".

Thông thường, các biểu tượng có tính "mặt trận" như vậy không "dễ ăn" chút nào. Tuy nhiên, có đi thì có đến. Ta cứ dấn bước và ý tưởng mới sẽ nẩy sinh trong cuộc hành trình. Còn khách hàng có "đi cùng" với bạn hay không thì tùy thuộc vào... tài diễn thuyết của bạn.

Trước khi bắt tay vào việc, bạn nên ràng buộc các đối tượng thuộc biểu tượng LOTC thành một nhóm (group). Nhờ vậy, biểu tượng LOTC hoàn chỉnh không bị rơi rớt lung tung thành từng mảnh vào lúc nào đó do ta vô ý đụng vào nó.

Căng khung chọn bao quanh toàn bộ biểu tượng LOTC

 

Ấn Ctrl+G hoặc chọn Arrange > Group

Ràng buộc các đối tượng thuộc biểu tượng LOTC thành một nhóm

Kéo biểu tượng LOTC ra ngoài trang in

 

Bạn không thấy biểu tượng LOTC có chi thay đổi nhưng từ lúc này, đó là một nhóm đối tượng. Các đối tượng trong nhóm được ràng buộc "cứng ngắc", theo kiểu "tất cả trong một". Bạn chỉ có thể di chuyển cả nhóm chứ không thể xê dịch từng đối tượng riêng lẻ. Sau này, muốn giải thể nhóm (ungroup) nào đó để các đối tượng trở lại "tự do", bạn bấm vào nhóm ấy và ấn Ctrl+U hoặc chọn Ungroup trên thanh công cụ Property Bar (hoặc trên trình đơn Arrange). Trong trường hợp bản vẽ có nhiều nhóm, bạn có thể "tháo cũi xổ lồng" đồng loạt cho mọi nhóm bằng cách chọn Arrange > Ungroup All (không cần chọn nhóm cụ thể nào).

Ta bắt tay vào việc. Nếu thực sự yêu thích môn quần vợt, có lẽ bạn sẽ muốn thể hiện một tư thế dũng mãnh nào đó của vận động viên hơn là chỉ trưng ra quả banh với cặp vợt bắt chéo (chà, biểu tượng kiểu này có vẻ... rờn rợn). Ta thử nhé, một thao tác "vớt banh" ngoạn mục chẳng hạn.

Chọn "bút chì" Freehand Tool 

 

Vẽ phác như hình 1

 
Hình 1

Nói chung, ta nên bắt đầu bằng đường gấp khúc. Bạn biết đó, sau khi chuyển đổi các nút thẳng thành nút cong, ta có thể uốn nắn tùy ý hình ảnh thô sơ ban đầu để có hình ảnh hoàn chỉnh. Công việc này tuy mất công nhưng chắc chắn bạn sẽ "không rứt ra được" một khi đã bắt đầu và cảm thấy khoan khoái khó tả khi kết thúc (thật đấy!).

Chọn công cụ chỉnh dạng Shape Tool 

 

Căng khung chọn bao quanh mọi nút

 

Chọn Convert Line To Curve  trên thanh công cụ Property Bar

Chuyển đổi mọi nút thẳng của đường gấp khúc thành nút cong

Điều chỉnh từng nút (và xóa bỏ nếu cần) để có kết quả đại khái như hình 2

"Đã ghê!"

Hình ảnh mà ta vừa tạo ra dĩ nhiên sẽ là "cái đinh" của biểu tượng giải quần vợt. Do vậy, dù có mất chút thì giờ, bạn cũng thấy đáng công.

Bấm vào một ô màu đậm của bảng màu (màu gì tùy bạn chọn)

Tô màu đậm cho hình dáng vận động viên, cốt để nổi bật trên nền mà ta sẽ tạo ra

Định cỡ hình ảnh vừa vẽ để có kích thước trên trang in A4 giống như hình 3

 

Ấn Ctrl+S

 
Hình 2
Hình 3
 
Trang trí nền

Dĩ nhiên phải có cái chi đó làm nền cho hình ảnh vận động viên, đủ sức "làm giàu" cho khoảng trống "hoang dã" nhưng lại phải khiêm tốn đúng mực để không lấn át nội dung chủ yếu. Bạn hãy thử nghiệm một phương án khả dĩ...

Chọn "bút chì" Bézier 

 

Vẽ đường cong lả lướt như trên hình 4

 

Bấm vào "ngòi viết"  ở hộp công cụ và chọn cỡ nét 24 point trên "ngăn kéo" vừa "thò" ra

Chọn cỡ nét 24 point cho đường cong vừa vẽ

Bấm-phải vào ô màu nhạt trên bảng màu (tùy bạn chọn)

Chọn màu nhạt cho đường cong

Bạn nhớ, màu của đường cong là màu nét chứ không phải màu tô.

Bấm vào công cụ chọn 

 

Bấm vào chỗ trống trên miền vẽ

Thôi chọn đường cong. Trên thanh công cụProperty Bar xuất hiện hai ô nhập liệu Duplicate Distance 

Hai ô nhập liệu Duplicate Distance quy định khoảng xê dịch theo chiều ngang (trục x) và theo chiều dọc (trục y) khi bạn tạo ra bản sao của đối tượng được chọn bằng chức năng Duplicate (chọn Edit > Duplicate hoặc ấn Ctrl+D). Trị số mặc định trong hai ô nhập liệu là 0.25" (tức ¼ inch). Nghĩa là bản sao được tạo ra sẽ xê dịch sang phải và lên trên một khoảng 0.25" so với bản gốc.

Kéo dấu trỏ ngang qua trị số trong ô nhập liệu bên trên

Trị số trong ô nhập liệu đảo màu, tỏ ý sẵn sàng thay đổi

Gõ 0

Quy định rằng bản sao không xê dịch theo chiều ngang

Tương tự, thay trị số trong ô nhập liệu bên dưới là -0.5

Quy định rằng bản sao xê dịch xuống dưới một khoảng 0.5"

Chọn đường cong vừa vẽ

 

Ấn Ctrl+D chừng 19 lần

Tạo ra 20 bản sao của đường cong

Căng khung chọn bao quanh cả 20 đường cong

Chọn các đường cong và cả "vận động viên"

Ấn giữ phím Shift và bấm vào "vận động viên"

Chỉ chọn các đường cong, không chọn "vận động viên"

Ấn Shift+PageDown

Đưa các đường cong ra sau cùng (hình 5)


Hình 4
Hình 5

Ghi chú

• Nếu thấy khó khăn khi muốn "thôi chọn" hình vận động viên vì các đường cong cản trở, bạn có thể thao tác theo cách khác: chọn riêng hình vận động viên rồi ấn Shift+PageUp (chức năng To Front) để đưa hình ấy lên trên cùng. Để chọn hình vận động viên, bạn hãy ấn giữ phím Alt và cứ tự nhiên bấm vào một đường cong che lấp hình vận động viên. Corel DRAW sẽ hiểu rằng bạn muốn chọn hình vận động viên phía sau chứ không phải chính đường cong được bấm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay2,622
  • Tháng hiện tại33,832
  • Tổng lượt truy cập31,568,646
DỊCH VỤ SỬA CHỮA
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây