CorelDRAW (Bài 35) - Đối tượng giao

Thứ tư - 19/10/2011 23:33

CorelDRAW (Bài 35) - Đối tượng giao

Trên cửa sổ Shaping, bạn có thể chọn Intersect để tạo đối tượng đường cong mới tương ứng với phần giao của các đối tượng ban đầu.

Vẽ hình tròn và hình khung cắt nhau như hình 1A

 

Chọn Intersect trong ô liệt kê của cửa sổ Shaping

 

Tắt ô duyệt Source Object(s) và Target Object(s)

Không giữ lại đối tượng nguồn và đối tượng đích

Chọn hình tròn

Chọn đối tượng nguồn

Bấm nút Intersect With

Con trỏ chuột đổi dạng, tỏ ý hỏi bạn muốn lấy phần giao của hình tròn với hình nào

Chọn hình khung

Chọn đối tượng đích. Bạn có kết quả như hình 1B. Sản phẩm của “liên doanh” giữa hình tròn và hình khung là một hình “chóp tròn”


Hình 1

Trong thao tác vừa rồi, dù bạn chọn hình khung trước (trước khi bấm nút Intersect With), chọn hình tròn sau, hoặc chọn cả hai hình ngau từ đầu, kết quả cũng vẫn thế. Sự phân biệt đối tượng đích với đối tượng nguồn sẽ có ý nghĩa trong trường hợp:

• Các đối tượng ban đầu có màu tô hoặc màu nét khác nhau. Khi ấy, màu tô và màu nét của đối tượng giao được tạo ra chính là màu tô và màu nét của đối tượng đích.

• Bạn quyết định giữ lại đối tượng nguồn hoặc đối tượng đích.

Ta hãy thử một lần giữ lại các đối tượng ban đầu...

Vẽ thêm một hình khung như hình 2A

“Tra cán” cho “dao cạo”

Bật ô duyệt Source Object(s) và Target Object(s)

Giữ lại đối tượng nguồn và đối tượng đích

Bấm nút Intersect With

 

Bấm vào đầu “dao cạo” (hình chóp tròn)

Phần giao của cán dao và đầu dao là “đầu cán” (hình 2B)

Bạn có thêm đối tượng mới là “đầu cán” trong khi “dao cạo” vẫn còn nguyên. Để thấy rõ “đầu cán” là một đối tượng riêng biệt, bạn hãy thử tô màu cho nó...

Chọn màu nào đó trên bảng màu

Kết quả sẽ như hình 2C


Hình 2
 
Đối tượng hiệu

Trong ô liệt kê của cửa sổ Shaping, bạn còn thấy mục chọn Trim. Theo nghĩa bình thường, Trim là tỉa gọt. Quả thực, chức năng Trim giúp bạn dùng các đối tượng nào đó như là công cụ để tỉa gọt một đối tượng đích. Theo nghĩa toán học, người ta nói rằng đối tượng đích bị trừ bởi các đối tượng nguồn. Do vậy, ta có thể gọi đối tượng được tạo ra bởi chức năng Trim là hiệu của đối tượng đích với các đối tượng nguồn.

Vẽ hai hình tròn, một lớn, một nhỏ như hình 3A

 

Chọn Trim trong ô liệt kê của cửa sổ Shaping

 

Chọn hình tròn nhỏ

Chọn đối tượng nguồn

Bấm nút Trim

 

Chọn hình tròn lớn

Chọn đối tượng đích

Bạn có cảnh “nhật thực” như hình 3B. “Mặt trăng” (hình tròn nhỏ) đã “lấy đi” một phần của “mặt trời” (hình tròn lớn). Hình ảnh trước mắt ta là hiệu của “mặt trời” với “mặt trăng”.


Hình 3

Bạn thấy rõ, phần mất đi của hình tròn lớn là phần giao của hình tròn lớn và hình tròn nhỏ. Vẫn như bình thường, đối tượng hiệu của hai hình tròn ban đầu thực chất là một đường cong. Bạn có thể dùng công cụ chỉnh dạng để kiểm tra điều này.

Chọn công cụ chỉnh dạng  và bấm vào một nút ở hình tròn khuyết (hình 4A)

Các cần khiển xuất hiện

Điều chỉnh các nút và cần khiển để tạo hình trái táo bị “ngoạm” mất một miếng (hình 4B)

 

Hoàn chỉnh trái táo bằng cách vẽ thêm cành, lá và tô màu thích hợp (hình 4C)

 


Hình 4

Trong 3 phương án kết hợp các đối tượng mà bạn đã biết (WeldIntersectTrim), dường như Trim là chức năng được ưa chuộng nhất vì cho phép tạo hình theo cách thức dễ hiểu, phù hợp với thói quen của nhiều người: tỉa gọt vật thể thô sơ ban đầu để dần dần đạt đến mục tiêu. Chức năng Trim cũng rất thuận tiện cho ta khi cần cắt xén một hình ảnh hoàn chỉnh có sẵn để phục vụ cho nhu cầu mới.

Lấy bản vẽ deer.cdr kèm theo bài này (hình con nai), lưu trên máy của bạn

 

Trong CorelDRAW, bấm nút Import  trên thanh công cụ (hoặc ấn Ctrl+I) và tìm chọn tập tin bản vẽdeer.cdr mà bạn đã lưu trong thư mục nào đó

Dấu trỏ chuột đổi dạng, tỏ ý chờ bạn xác định kích thước của hình được lấy vào

Căng một khung để xác định kích thước của hình được lấy vào

Hình con nai xuất hiện trong khung do bạn xác định

Giả sử bạn chỉ cần hình đầu nai thôi, để đưa vào một biểu tượng nào đó (cho một “tua” Du Lịch Sinh Thái hoặc... nhà hàng đặc sản Tai Tiếng nào đó chẳng hạn).

Dùng “bút chì” Freehand  vẽ đường gấp khúc khép kín như hình 5A

 

Bấm vào công cụ chọn

Đường gấp khúc vừa vẽ ở trạng thái “được chọn”

Bấm nút Trim

 

Bấm vào hình con nai

Chọn đối tượng đích. Lập tức, bạn thu được hình đầu nai (hình 5B)


Hình 5

Hình đầu nai vừa thu được là đối tượng hiệu. Như bạn thấy, màu sắc của đối tượng hiệu giống như đối tượng đích (con nai ban đầu).


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay4,795
  • Tháng hiện tại183,133
  • Tổng lượt truy cập30,432,219
DỊCH VỤ SỬA CHỮA
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây