Tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản cho hay cuộc tập trận này có sự tham gia của hơn 100 phi công và diễn ra trong 11 ngày vào tháng 11 ở tỉnh Tân Cương. Trong đợt tập trận, các phi công đã tập luyện tiêm kích và đối phó với điện từ trường.
Các chiến đấu cơ tham gia tập trận thuộc 14 đoàn khác nhau, trong đó có các loại hiện đại nhất từ trước tới nay như J-10 và J-11, cùng các loại cũ hơn như Sukhoi Su-30 mua từ Nga.
Cuộc tập trận không quân này được bình luận là nhằm phô trương sức mạnh quân sự ngày càng được tăng cường của Trung Quốc, khiến các nước trong khu vực phải e dè và Hoa Kỳ phải cân nhắc lại chính sách đối với châu Á-Thái Bình Dương.
Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn cầu cho hay ngoài hỏa lực và nhân lực lớn nhất từ trước tới nay, cuộc tập trận còn có một lực lượng hùng hậu chuyên gia, kỹ thuật viên chuyên hỏa tiễn, radar và các công nghệ hiện đại khác.
Cuộc tập trận diễn ra trong khi Trung Quốc đang có căng thẳng với Nhật Bản quanh quần đảo Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông và với một số quốc gia, trong có Việt Nam, tại Biển Đông.
Trước cuộc tập trận này, hải quân Trung Quốc cũng thực hiện thành công việc cất cánh và hạ cánh trên hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc, vốn sẽ được trang bị các máy bay ném bom J-15 mà nước này chế tạo dựa trên mô hình chiến đấu cơ Sukhoi Su-33 của Nga.
Trong một diễn biến có liên quan, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hôm 6/12 cho hay thủy quân Mỹ muốn tìm kiếm hợp tác trong khu vực Thái Bình Dương chứ "
“không muốn đối đầu”.
Tư lệnh hạm đội, Đô đốc Samuel J. Locklear III, nói Hạm đội Thái Bình Dương sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược tái cân bằng lực lượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và chiến lược này không nhắm vào quốc gia hay khu vực nào.
Vũ Quý
Theo BBC
Nguồn tin: Sửa chữa laptop
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn