G41M-Combo - Tân cổ giao duyên

Thứ tư - 19/01/2011 21:08
GIỚI THIỆU Hiện nay, khi mà Intel đã cho ra mắt dòng sản phẩm Intel Core 2010 thì những dòng sản phẩm mainboard sử dụng socket LGA775 vẫn tồn tại và tiếp tục phát triển với thị phần không hề nhỏ. Trong đó, các mainboard sử dụng chipset G41 vẫn chiếm lĩnh thị trường phổ thông cấp thấp. Ta có thể thấy rõ điều này khi mà các hệ thống Game Internet hay các hệ thống dùng trong văn phòng cơ bản vẫn sử dụng các mainboard này. Và để mở rộng thêm dòng sản phẩm mainboard chipset G41, tạo thêm sự lựa chọn cho người dùng khi muốn nâng cấp, GIGABYTE đã cho ra mắt mainboard GA G41M – Combo.
G41M-Combo - Tân cổ giao duyên

Điểm đặc biệt nhất của sản phẩm này thể hiện ngay trên tên mã “Combo” của sản phẩm, đó là khả năng hỗ trợ đồng thời cả RAM DDR2 và DDR3 (tất nhiên là không thể sử dụng đồng thời cả 2 loại RAM). Đây là một sự kết hợp đáng giá đối với những người dùng muốn nâng cấp mainboard từ các nền tảng cũ như chipset 945 hay 965 mà vẫn muốn giữ lại các thanh RAM DDR2 cũ thêm một thời gian ngắn trước khi chuyển hẳn sang sử dụng RAM DDR3.

Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ trình bày đôi nét rất ngắn gọn về sản phẩm GA G41M – Combo.

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH SẢN PHẨM

Sản phẩm và các phụ kiện:

Cable SATA đã được GIGABYTE thay thành màu xanh dương cho phù hợp với tông màu của main. Theo nhận xét của cá nhân tôi thì dây SATA mới này đẹp hơn nhiều so với dây màu cam truyền thống của hãng.


Hình ảnh tổng thể

Khe cắm card mở rộng:
• 1 x PCI Express x16 slot
• 1 x PCI Express x1 slot
• 2 x PCI slots
Các cổng phía sau:
• 1 x PS/2 keyboard port
• 1 x PS/2 mouse port
• 1 x parallel port
• 1 x serial port
• 1 x D-Sub port
• 4 x USB 2.0/1.1 ports
• 1 x RJ-45 port
• 3 x audio jacks (Line In/Line Out/Microphone)

 

Như đã tôi đã nói ngay từ đầu, sức mạnh của G41M-Combo không chỉ nằm ở những gì vốn có của series G41 mà còn ở việc hỗ trợ ram DDR2 và DDR3 nên mục đích bài viết này chỉ nhằm nhấn mạnh đến phần ram là chủ yếu.

Có thể dễ dàng nhận thấy mainboard GA G41M-Combo có 4 khe cắm ram, 2 khe DDR2 màu trắng, 2 khe DDR3 màu xanh:
DDR3:
1. 2 x 1.5V DDR3 DIMM sockets supporting up to 4 GB of system memory
2. Dual channel memory architecture
3. Support for DDR3 1333(O.C.)/1066/800 MHz memory modules

DDR2:
1. 2 x 1.8V DDR2 DIMM sockets supporting up to 8 GB of system memory
2. Dual channel memory architecture
3. Support for DDR2 1066(O.C.)/800/667 MHz memory modules
Ngoài sự kết hợp về RAM, GA G41M-Combo có thêm tính năng USB Power 3x giúp tăng cường dòng điện của các cổng USB, làm cho việc sạc các thiết bị như điện thoại di động, iPod, iPhone, thậm chí là iPad…diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.

 

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM

• CPU: Intel Core 2 Duo E7500 @ 3.0GHz (333MHzx9)
• Mainboard: GA G41M-Combo
• Ram:
o A-Data DDR2 2x1GB bus 800MHz (cas 5-5-5-15)
o A-Data DDR3 2x2GB bus 1333MHz (cas 9-9-9-24)
• HDD: 80GB Intel SSD
• PSU: CoolerMaster 600W

 

BENCHMARK
Ở đây chúng tôi chỉ chú trọng vào việc thử nghiệm hiệu năng về RAM của sản phẩm nên chỉ sử dụng 2 chương trình benchmark là SuperPi 32M và Everest.

Một điểm cần chú ý đối với G41M-Combo nói riêng và các mainboard socket LGA775 nói chung đó là nếu bạn đang sử dụng một CPU có bus 1066MHz (như E7500 hoặc E6500), thì main sẽ chỉ có thể chạy RAM DDR3 ở mức xung là 1066MHz. Khi đó, muốn hệ thống nhận đúng bus RAM là 1333MHz cần một vài thao tác điều chỉnh trong BIOS.


Và sau đây là các kết quả benchmark.
- Trước tiên là các kết quả benchmark với RAM DDR2
(đã down bản cpuz mới nhất và test lại)
Everest
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 948x768 với dung lượng 129KB.

SuperPi 32M
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 921x769 với dung lượng 174KB.



- Kết quả benchmark với RAM DDR3
Everest
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 951x773 với dung lượng 132KB.

SuperPi 32M

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 921x771 với dung lượng 175KB.


Bảng so sánh kết quả
Everest – Memory Latency (ns)

SuperPi 32M (s)


Ở kết quả benchmark memory trên Everest độ trễ của RAM DDR3 lớn hơn so với độ trễ của RAM DDR2 (78.2 và 77 ns) là điều dễ hiểu khi RAM DDR3 chạy ở mức xung khá thấp 1333MHz và CAS 9 nên phép thử memory benchmark của Everest không thể hiện chính xác chênh lệch về hiệu năng.

Kết quả SuperPi 32M đã thể hiện chính xác sự khác biệt về hiệu năng giữa 2 thế hệ RAM.

 

KẾT LUẬN
Trong thời điểm mà giá RAM DDR3 đã giảm xuống chỉ còn xấp xỉ với giá DDR2 thì số lượng người dùng chuyển sang dùng RAM DDR3 là khá nhiều. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa sẵn sàng chuyển sang sử dụng DDR3, bên cạnh đó họ vẫn muốn tiếp tục tận dụng lại bộ nhớ DDR2 trước đây, khi đó, G41M – Combo sẽ là một sự lựa chọn hợp lí. Sự lựa chọn này theo cá nhân tôi sẽ đặc biệt phù hợp với những khách hàng là quán Game Internet, hệ thống máy văn phòng khi chi phí nâng cấp hệ thống là một trong những điểm cần cân nhắc.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay9,983
  • Tháng hiện tại144,316
  • Tổng lượt truy cập30,594,828
DỊCH VỤ SỬA CHỮA
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây