SỬA MACBOOK SỬA CHỮA MACBOOK IMAC MAC PRO CHỮA LAPTOP HÀ NỘI

http://www.suachuamaytinh.vn


Macromedia Flash MX (Bài 6b)

Macromedia Flash MX (Bài 6b)
Khung hình biến đổi hình dạng: Ở bài 6a chúng ta đã được làm quen với dạng khung hình biến đổi chuyển động. Giờ tôi sẽ thực hiện lời hứa của mình, hướng dẫn ngay các bạn các cơ bản để tạo một khung hình biến đổi hình dạng, vậy xin được bỏ qua phần giới thiệu dài dòng vì dù sao qua các bài học trước các bạn cũng đã biết phần nào về loại khung hình này.

* Khái quát:

Chúng ta sẽ làm cho tất cả biến đổi diễn biến trong vòng hai giây nên như các bạn cũng biết chúng ta phải tạo ra số frame gấp đôi so với mặc định mà bạn quy định có trong một giây (thông thường thì là 12fps thì số frame bạn cần tạo 24 frames, và đây là lần cuối tôi nhắc lại việc quy định frames, sau này mọi bài viết sẽ để ở mức frame chuẩn là 12fps, tôi sẽ không nói nhiều vể phép tính tạo frame đơn giản nữa).

* Phần chính:

- Đầu tiên bạn đặt thanh thực hiện tại frame thứ nhất, tại đây bạn chọn công cụ Text và nhập vào chữ G.

- Tiến tới frame thứ 24 bạn nhấn chuột phải chọn In-sert Blank Keyframe (nên nhớ là Blank chứ không phảiIn-sert Keyframe, còn tại sao phải như vậy thì xin bạn xem lại bài 5).

- Giờ frame thứ 14 của bạn sẽ là khung hình trống, tại đây bạn lại chọn công cụ Text và nhập chữ K tại ngay vị trí mà bạn đã nhập chữ G (bạn chọn font chữ lớn hơn cũng không sao bởi vì biến đổi hình dạng bao gồm ý biến đổi kích thước).

- Nhập hai chữ G và K xong công việc của bạn vẫn chưa kết thúc, việc mà bạn phải làm là biến các chữ dạng text (thuần văn bản) này sang dạng hình (bởi flash chỉ chấp nhận biến đổi các hình dạng chứ không thể biến đổi các file mà mỗi kí tự của nó mang tên đuôi khác trong Wins).

- Để làm việc này bạn chọn khung hình đầu tiên và chọn trên menu: Modify>Break Apart (hoặc nhấn Ctrl+B), bạn thực hiện điều tương tự cho chữ K.

- Tiếp theo bạn di chuyển thanh thực hiện đến vị trí frame đầu tiên. Ở đây bạn nhấn chuột phải chọn Properties, bảng Properties ở cuối màn hình hiện ra và bạn chọn thông số như hình sau:

Như bạn thấy đấy trước đây khi tạo khung hình chuyển động thì chúng ta chọn Motion, giờ khi chọn shapethì hiễn nhiên là dạng còn lại của khung hình (vậy là khung tween đã không còn bí ẩn gì với chúng ta và tôi đã thực hiện lời hứa sẽ giải thích toàn bộ cho bạn). Sau khi chọn Shape khung hình của chúng ta sẽ biến thành như thế này:

(đúng với màu xanh lá cây sáng mà tôi nhắc đến trong bài 4)

Nhưng còn thông số Ease và Blend là gì? Bạn chớ băn khoăn, tôi giải thích ngay đây:

+ Ease: có hai giá trị từ -100 đến 0 là giá trị In, từ 0 đến 100 là giá trị Out. Là tùy chọn giúp bạn tăng giảm tốc độ chuyển động biến đổi. Ease giúp cho khoảng thời gian từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chuyển động biến đổi tốc độ sẽ tăng dần hay giảm dần. Nếu giá trị 0 đương nhiên tốc độ sẽ không thay đổi từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chuyển động.

+ Blend: có hai thông số chính là Distributive và Angular.Là tùy chọn giúp cho đường nét và góc hòa trộn nhau. Distributive phù hợp cho hình dạng cong và trơn. Angular ngược lại là lựa chọn số 1 cho góc cạnh. Nói vậy chứ dù là góc hay dạng cong đều có thể một trong hai thứ này, chỉ là cái nào phù hợp và tối ưu hơn thôi. Trong ví dụ bạn thấy rõ chữ G thì cong còn chữ K thì góc cạnh nên bạn chọn tùy chọn nào cũng tốt cả.

Đến lúc này sau khi thiết lập xong bạn đã có một flash biến đổi hình dạng hoàn chỉnh mà không cần phải phân chính quy hay không như chuyển động rồi đấy, bạn có thể xem thẳng ngay trong FlashMX cũng được, nếu không thì xuất ra xem cũng không sao.

Trên là ví dụ về việc vừa biến đổi hình vừa biến đổi độ lớn.

[Đầu trang]

Tất cả các công phu về biến đổi hình dạng do Macromedia cung cấp cho chúng ta vẫn chưa dừng tại đó, hãng còn cung cấp cho chúng ta một tính năng tuyệt vời có tên Shape Hints.

Shape Hint: là chứ năng chọn và quy định một hay nhiều vị trí trên hình ban đầu theo bảng chữ cái và quy định các điểm tương ứng tại hình dạng kết thúc. Một điều thuận lợi từ Shape Hint là khi đặt, các điểm sẽ tự động dò tìm theo phần tử của hình, dễ dàng cho ta thiết lập và việc biến đổi vị trí các phần tử diễn ra theo ý ta chứ không phải do flash quyết định.

Để sử này ta chọn Modify>Shape>Add Shape Hint (Ctrl+Shift+H).

- Chọn khung hình đầu tiên, sau đó chọn chức năng Shape Hint, sau đó kéo điểm Shape Hint đến góc nào đó trong hình, thực hiện như vậy cho đến khi các điểm Shape Hint bao quanh hình:

Như các bạn cũng thấy, trong hình các vị trí mà tôi đặt là theo thứ tự từ a đến i, từ đó bạn cũng buộc phải đặt ở frame cuối cùng bao quanh chữ K là các điểm Shape Hint từ a đến i, nếu không thực hiện đúng quy trình thì hậu quả dẫn đến là đoạn flash biến đổi của bạn không hợp logic từ đó khiến cho đoạn flash có kết quả khó đoán, hỏng đi sự biến đổi mềm mại mà thay vì flash giúp ta tự tính toán nếu không sử dụng tính năng này.

- Tiếp đến ta chọn khung hình cuối cùng và đặt các điểm Shape Hint tương ứng như tôi đã nói ở trên. Cần lưu ý khi bạn tiến đến frame cuối chứa chữ K thì các điểm SH (Shape Hint) không cần phải tạo lại mà chúng nằm đè lên nhau, việc của bạn là phải tách chúng ra và đặt chúng tại các điểm hợp lý:

Nguyên trạng khi vừa chuyển đến frame cuối, các SH đè lên nhau và trên cùng là SH i.

Đây là các vị trí SH sau khi chỉnh sửa vị trí, nhưng rất tiếc là không hợp logic nên Flash không thể tính toán chu trình biến đổi.

SH là một tính chất kèm thêm của Flash cực mạnh và cho phép bạn thay đổi cơ cấu biến đổi, nhưng bù lại nó lại rất khó sử dụng trong khâu đặt các phần tử sao cho hợp logic. Do đó nếu bạn mới bắt đầu học flash thì chỉ nên áp dụng cho các cấu trúc hình học đơn giản như hình vuông chữ T hay hình tròn,... Còn nếu bạn là một Designer chuyên nghiệp hay đã sử dụng thuần thục Flash thì đây là một mấu chốt của sự khác nhau giữa trình độ của bạn và người khác.

Nếu việc thiết lập SH không thành công, bạn không nên lo lắng mà bỏ tất cả đoạn flash, bạn có thể bỏ tất cả SH bằng cách nhấn chuột phải vào một SH nào đó trong hình của Frame đầu tiên chọn Remove All Hints để xóa bỏ tất cả và Remove Hint để xóa SH mà bạn đang chọn. Đơn nhiên tạo thêm Hint thì bạn chọn Add Hint.

Đến đây là kết thúc phần cơ bản của khung hình dạng biến đổi hình dạng, tiếp đến tôi sẽ hướng dẫn bạn các nào để chú gà Chip bay vòng tròn khi sử dụng khung hình chuyển động. Tất cả sẽ được thực hiện gói gọn trong bài 6c, nhưng trước hết bạn cũng nên xem lại những bài liên quan đến công cụ vẽ đã đưa lên website Echip để dễ thao tác hơn trong bài 6c.


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây