Mainboard: những lỗi thường gặp và cách khắc phục.
sale
2012-07-19T23:18:58-04:00
2012-07-19T23:18:58-04:00
http://suachuamaytinh.vn/Phan-cung-chuyen-sau/Mainboard-nhung-loi-thuong-gap-va-cach-khac-phuc-886.html
/themes/default/images/no_image.gif
SỬA MACBOOK SỬA CHỮA MACBOOK IMAC MAC PRO CHỮA LAPTOP HÀ NỘI
http://suachuamaytinh.vn/uploads/shop-cong-nghe-vdc.png
Thứ năm - 19/07/2012 23:18
Laptop mainboard: Bo mạch chủ máy xách tay Không giống như máy tính để bàn, mainboard laptop có rất nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Mainboard laptop được thiết kế để phù hợp với sắp đặt của từng dòng máy cụ thể. Nói cách khác, không thể lấy mainboard laptop Toshiba mà gắng vào một máy Dell. Tất cả các thành phần trên mainboard laptop đều được thiết kế sẳn hoặc thông qua một kết nối riêng hay một cáp nối riêng.
Laptop mainboard: Bo mạch chủ máy xách tay Không giống như máy tính để bàn, mainboard laptop có rất nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Mainboard laptop được thiết kế để phù hợp với sắp đặt của từng dòng máy cụ thể. Nói cách khác, không thể lấy mainboard laptop Toshiba mà gắng vào một máy Dell. Tất cả các thành phần trên mainboard laptop đều được thiết kế sẳn hoặc thông qua một kết nối riêng hay một cáp nối riêng.
Hãy tham khảo một mainboard laptop bất kỳ, tất cả các cổng kết nối phía sau, hay tất cả các thành phần đi kèm đều dính chết vào mainboard không thể tháo rời hay thay thế mà không dùng đến máy khò hay máy hàn: 1. Hard drive (HDD) connector: kết nối ổ cứng 2. CD/DVD drive connector: kết nối ổ quang 3. Memory (RAM) slots: khe cắm RAM 4. Battery connector: kết nối PIN 5. Keyboard connector: kết nối bàn phím 6. Audio (headphone and microphone) jacks: kết nối âm thanh. 7. Volume control wheel: Nút chỉnh âm thanh 8. USB ports: cổng USB 9. Eithernet (RJ45 aka network) port: Jack cắm dây mạng 10. IEEE 1394 (Fire Wire) ports: cổng 1394 11. Video chip and some other components and ports: chip VGA và một số thành phần, cổng khác. Mainboard, CPU và màn hình LCD của laptop là 3 thành phần đắt tiền nhất của bất kỳ laptop nào. Trong một số trường hợp, 1 trong 3 thành phần vừa nêu bị hư hỏng do quá hiếm đôi khi mua máy mới còn rẻ và kinh tế hơn là tìm đồ thay. Dĩ nhiên không phải laptop nào cũng hiếm linh kiện thay thế. Nên theo kinh nghiệm lqv77 tôi, bạn nên chọn laptop có mà 3 thành phần trên thông dụng để khi cần có thể thay thế chứ không phải mua laptop mới. Một điều hiển nhiên là muốn thay thế mainboard laptop bạn phải tháo rời tất cả các thành phần và thay 1 mainboard đúng của nó vào. Đây là bài học cơ bản nhất cho một kỹ thuật viên nhập môn sửa chữa laptop cần phải học và thực hành nhuần nhuyễn.
Mainboard laptop: những lỗi thường gặp và cách khắc phục. 1. Máy xách tay tê liệt hoàn toàn. Không có led báo hiệu khi nhấn nút mở nguồn hoặc khi cắm một adapter còn tốt vào máy. Lỗi này nhẹ thì có thể do giắc cắm adapter bị hở, lõng không tiếp xúc tốt gây chập mạch đứt cầu chì. Nặng thì chập nguồn, chết IC điều khiển nguồn stanby 3V3/5V... nói chung là Pan nguồn. Pan này đối với người rành về điện tử thì rất dễ nhưng sẽ rất khó khăn với các bạn mới vào nghề. 2. Có nguồn không hình. Nói chung là khi bấm nút mở nguồn, có led báo hiệu, nhưng không có bất kỳ tín hiệu gì trên màn hình LCD hay xuất ra màn hình ngoài. Hoặc nếu có hình thì bị rác hình. Lỗi này đa phần do chip VGA, cần phải làm lại hoặc thay thế chip VGA mới. Cần có máy hàn chip chuyên dùng thì mới làm được. Pan này thì chủ yếu là làm chip BGA nên các bạn "khéo tay" đều có thể làm được. lqv77 tôi khuyên các bạn mới nên luyện làm chip trên main pc cho nhuyễn thì khi chuyển qua làm laptop sẽ làm tốt pan này. Ngoài ra, khi laptop đã sử dụng trong một thời gian dài thì hệ thống tản nhiệt, làm mát cho các CHIP chính kém hiệu quả, cần độ lại để tăng thêm tính ổn định cho hệ thống sau khi "làm lại chip" tránh "bảo hành" lại máy. Lưu ý nếu máy chạy mà bị rác thì cần tính đến khả năng rủi ro do sơ ý có thể làm máy im luôn nên các bạn mới cũng nên xếp PAN rác hình này vào Pan khó có tính rủi ro nhé. 3. Có đèn báo nguồn nhưng không có hình ảnh trên màn hình LCD hay xuất ra màn hình ngoài. Các đèn led thì nhấp nháy liên tục. Pan này thường do 1 thành phần nào đó bị chạm nguồn, có thể là 1 linh kiện, 1 ic hay 1 chip BGA nào đó. Pan này cũng gây không ít khó khăn cho người mới nhưng lại rất dễ với thợ điện tử kinh nghiệm. 4. Máy hoạt động tốt với Adapter nhưng lại không sạc PIN. Dĩ nhiên có thể mạch sạc bị lỗi nhưng cái khó ở đây là máy đang chạy tốt. Nếu chưa đủ kinh nghiệm và khả năng, bạn có thể làm cho máy im luôn và phải đền máy cho khách. Nên lqv77 tôi khuyên các bạn mới nên thận trọng và xếp pan này vào dạng Pan khó để tránh rủi ro nhé