Top 10 máy tính quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại

Thứ bảy - 04/06/2011 22:24
Bắt đầu từ những chiếc bàn tính gảy bằng tay, hiện giờ chúng ta đã có những cỗ máy với khả năng xử lý hàng tỷ phép tính mỗi giây.

Đối với nhiều người, cuộc cách mạng công nghệ chỉ diễn ra trong khoảng 50 năm lại đây. Tuy nhiên, thực tế là những chiếc máy tính hiện đại nhất của ngày hôm nay là thành quả của một quá trình phát triển trải qua rất nhiều thập kỉ, thế kỉ hay thậm chí thiên niên kỉ. Vào buổi bình minh của nhân loại, con người đếm bằng những đầu ngón tay, từ đó họ không ngừng phát triển các phương pháp giúp cho việc tính toán trở nên dễ dàng hơn. Để đến bây giờ những vi xử lý tối tân như Intel Core i7 ra đời.

Sau đây là 10 chiếc máy tính quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của thế giới công nghệ đã được các BTV của Techradar lựa chọn.

1. Bàn tính gảy Abacus: Công cụ tính toán cơ học cổ xưa nhất

Khó có thể coi chiếc bàn tính thô sơ này là một chiếc máy tính, nhưng nó chính là điểm khởi đầu cho hành trình phát triển công nghệ tính toán của loài người. Bán tính gảy - tổ tiên của mọi công cụ cơ học hỗ trợ tính tính toán được sử dụng đầu tiên ở Samaria (nay thuộc Israel) hơn 2000 năm trước Công Nguyên. Ngày nay, ở vùng Viễn Đông, người ta vẫn sử dụng một dạng biến thể của nó.

Top 10 máy tính quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại (Phần 1)

Nhiều công cụ hỗ trợ tính toán nữa được phát minh trong 2 thiên niên kỉ tiếp theo, một số vẫn còn được sử dụng đến tận thế kỉ 20. Máy tính cộng trừ cơ (ảnh) vẫn là một thiết bị văn phòng phổ biến cho đến khi bị thay thế bằng các máy tính bỏ túi vào thập kỉ 70.

2. Babbage’s Difference Machine: Chiếc máy cơ học có thể tính được các bảng đa thức

Nếu bàn tính hay thước trượt chỉ có thể tính các phép tính đơn lẻ, Babbage's Difference Machine làm được hơn thế rất nhiều: nó là một máy tính vạn năng có thể tự động liên kết các phép tính tạo thành những bước khác nhau của một tính toán phức tạp. Cỗ máy này được thiết kế trong khoảng thời gian từ năm 1847 đến 1849 nhưng Babbage chưa bao giờ có cơ hội chế tạo nó thực sự.

Top 10 máy tính quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại (Phần 1)

Tuy nhiên, năm 1991, viện bào tàng khoa học London đã dựng lại một mô hình cỗ máy của Babbage từ những thiết kế của ông. Và kì diệu thay, nó hoạt động hoàn hảo. Dù sản phẩm của Babbage chỉ đơn thuần là một cỗ máy cơ học, được vận hành bởi cần quay, các mấu nối, bánh răng và đòn bẩy, nó lại có thể tính toán chính xác và in ra các bảng đa thức dùng cho thiên văn học và đạn đạo học.

Sau đó, Babage còn tiến hành thiết kế một cỗ máy mang nhiều hoài bão hơn: máy phân tích chạy bằng hơi nước (Analytical Engine) có thể lập trình bằng các thẻ đục lỗ để thực hiện bất kỳ phép tính nào với độ chính xác 20 chữ số. Trong thiết kế máy phân tích của Babbage, ta có thể thấy 4 thành phần cơ bản của bất kỳ máy tính hiện đại ngày nay là thiết bị nhập (input), thiết bị xuất (output), thiết bị xử lý (processing) và lưu trữ (storage).

Thiết kế máy phân tích này của Babbage có thể nói đã tiến xa hơn cỗ máy đầu tiên của ông và đến rất gần với các máy tính hiện đại có thể lập trình được. Tuy nhiên, vì lí do tài chính, ông và người cộng sự của mình Ada Lovelace không thể chế tạo được nó. Hiện tại, cũng chưa ai làm điều này để kiểm chứng khả năng của nó. Chính vì thế, cỗ máy phân tích này chỉ dừng lại ở ý tưởng.

3. Colossus: Máy tính hoàn toàn điện tử đầu tiên

Cũng như máy phân tích của Babbage, Colossus là một máy tính đúng nghĩa đầu tiên, dẫu rằng nó được thiết kế chỉ để thực hiện một loại phép tính duy nhất. Điều đáng nói ở đây là: Colossus là máy tính đầu tiên hoàn toàn điện tử. Colossus được chế tạo bởi Tommy Flowers cùng đội ngũ cộng sự của ông ở Post Office Research Station tại London. Sau đó, cỗ máy này được chuyển đến Bletchley Park sử dụng để giải mã các thông tin trong Thế Chiến II.

Top 10 máy tính quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại (Phần 1)

Trước đó, một máy tính cơ của quân Anh đã có thể giải mã các thông điệp được mã hóa bởi cỗ máy nổi tiếng Enigma của Phát xít Đức. Tuy nhiên, sự ra đời của một công cụ mã hóa phức tạp hơn nhiều bên phía quân Đức đã khiến quân đội Anh phải thiết kế một máy giải mã điện tử có tốc độ cao hơn.

Colossus có không ít hơn 2400 van hơi. Dữ liệu được nhập vào trực tiếp một băng giấy. Vì vậy, tốc độ giải mã của máy phụ thuộc vào tốc độ đọc băng, ở tốc độ cao nhất Colossus có thể giải mã 5000 kí tự/ giây. Hiện nay, một phiên bản tái tạo của Colossus được trưng bầy tại bảo tàng máy tính quốc gia Anh ở Bletchley Park.

4. ENIAC: Máy tính điện tử đa năng đầu tiên

Eniac được chính phủ Mỹ đặt hàng với mục đích nghiên cứu vũ khí hạt nhân và được thiết kế để thực hiện mọi chức năng được lập trình. ENIAC có 17,648 van, 7200 diode, 70000 bộ điện trở và 10000 tụ điện, tất cả được nối với nhau bằng khoảng 5 triệu mối hàn tay. Nó nặng 27 tấn, với kích cở 2.6x0.9x26m và tiêu thụ 150kW điện. ENIAC đã làm tiêu tốn của chính phủ Mỹ một khoản tương đương 6 triệu USD bây giờ (chưa bao gồm hóa đơn tiền điện).

Top 10 máy tính quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại (Phần 1)

So với những chiếc máy tính thực hiện các chức năng thực tiễn khác, ENIAC là một con chim lạc đàn theo khía cạnh kỹ thuật. Nó sử dụng một hệ thống thập phân 10 con số, chứ không phải là các hệ thống nhị phân bao gồm các con số 0 và 1 được gần như toàn bộ các máy tính sau này sử dụng.

 

Chính những cỗ máy thô sơ này đã làm nên thị trường PC sôi động như hiện nay.

5. Máy tính đa năng có thể lưu trữ chương trình đầu tiên

Top 10 máy tính quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại (Phần cuối)

Máy tính SSEM (Small Scale Experimental Machine) còn gọi là Manchester Baby được hoàn thành năm 1948. Sự ra đời của SSEM là một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển máy tính: nó là chiếc máy tính hoàn toàn điện tử, thực sự đa năng và là máy tính đầu tiên có thể lưu trữ và chạy chương trình lưu ở bộ nhớ trong.

Một máy tính SSEM đang hoạt động trưng bày tại bảo tàng Khoa học và công nghiệp Manchester

Là máy tính có thể lưu trữ chương trình đầu tiên, ta có thể so sánh trực tiếp Manchester Baby với các máy tính ngày nay. Nó có 550 valves (lúc này transistor, mạch tích hợp và vi xử lí vẫn chưa ra đời) và chỉ 7 lệnh hướng dẫn cùng bộ nhớ trong 1024 bit.

6. IBM System/360

Top 10 máy tính quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại (Phần cuối)

Ngay cả đến đầu thập niên 60 tức là 12 năm sau sự ra đời của SSEM, máy tính vẫn là một thứ gì đó viễn tưởng với đa phần dân số. IBM khi đó đã quyết tâm thay đổi điều này khi cho ra đời IBM System/360- dòng máy tính mainframe, thương mại đầu tiên và thành công nhất mọi thời đại.

Dòng máy System/360 có cấu trúc 32 bit- một cấu trúc mà mãi cho đến 21 năm sau mới xuất hiện thực sự rộng rãi trên thị trường máy tính. Có lẽ, điểm hấp dẫn nhất của dòng máy này nằm ở khả năng nâng cấp của nó: một model có thể sử dụng phần mềm phát triển cho các model máy khác.


Với sự ra đời của System/360, IBM lập tức lên ngôi vương trên thị trường máy tính mainframe và chiếm giữ vị trí này hàng thập kỉ. Nếu so với các PC hiện đại, System/360 có kích cỡ thật “khổng lồ’’: nó chiếm diện tích cả một căn phòng lớn và cần hệ thống điều hòa không khí tốt để đảm bảo hệ thống luôn mát.

7. DEC PDP-8

Top 10 máy tính quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại (Phần cuối)

Máy tính mini thành công về mặt thương mại đầu tiên

Bất chấp sự thành công của IBM system/360, các máy mainframe vẫn chỉ thuộc quản lý của các cơ quan chính phủ, trường đại học và các tập đoàn lớn. Và thường là họ cũng chỉ thuê chứ không dám mua lại. Thế nhưng, chỉ thuê thôi các khách hàng cũng phải móc hầu bao cả triệu USD cho một năm sử dụng. Hơn thế nữa, khi thuê máy, họ còn phải thuê luôn một đội ngũ kĩ thuật viên để vận hành vì vận hành chúng quá phức tạp nên chi phí đội lên rất nhiều.

Vào thập kỉ 60, cuộc đua công nghệ tập trung vào việc giảm kích cỡ của máy tính để nó trở nên thông dụng hơn và những tổ chức nhỏ hơn có thể sở hữu. Tạo được bước đột phá đầu tiên trong thị trường mới này là DEC (Digital Equipment Corporation).

Được giới thiệu vào năm 1965, chiếc PDP-8 của DEC là trước máy tính nhỏ gọn đầu tiên được bán với số lượng lớn. Giá của nó thậm chí chỉ bằng số lẻ của giá thành 1 chiếc IBM System/360 nhỏ nhất. CPU của DEC có kích cỡ ngang CPU của 1 chiếc PC lớn ngày nay, thêm bộ lưu trữ và các thiết bị ngoại vi khác, chiếc PDP-8 có kích cỡ ngang 1 chiếc tủ lạnh dân dụng bây giờ. Quan trọng nhất, nó có thể được vận hành dễ dàng bởi người sử dụng không cần thông qua một đội ngũ kĩ thuật viên nào. Tuy không thể so sánh được về mặt doanh số với những chiếc máy đời sau như PDP-11(phát hành năm 1970), nhưng có một sự thật không thể chối bỏ là PDP-8 đã tạo nên bước đột phá đầu tiên trên thị trường máy tính thương mại.

8. IBM PC

Top 10 máy tính quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại (Phần cuối)

Chiếc máy khởi đầu cho cuộc cách mạng desktop

16 năm sau khi PDP-8 mở ra thời đại của máy tính mini, chiếc IBM 5150 ra đời, làm lu mờ hoàn toàn 1 số nỗ lực đáng ghi nhận trong quãng thời gian trước đó như chiếc Commodore PET hay Apple II. Được phát hành vào năm 1981 và khởi động cuộc cách mạng về deskhop. Tuy vậy 5150 không đạt được thành công thương mại đáng kể do giá thành quá cao - 1,565 USD (tương đương 3900 USD bây giờ).

Thiết kế của iBM 5150 là một cuộc cách mạng với các máy tính đương thời, nó không có màn hình liền, mà thông tin được hiển thị ra một chiếc TV. Nó có bộ nhớ 16 kB và vì ổ cứng là thứ “viễn tưởng” lúc bấy giờ, bạn phải sử dụng đĩa mềm để lưu trữ dữ liệu.

9. Sinclair ZX81

Top 10 máy tính quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại (Phần cuối)

Mặc dù đến thời điểm những năm 80, giá thành máy tính đã trở nên “mềm” hơn trước rất nhiều, thế nhưng khách hàng chủ yếu của thị trường này vẫn là các công ti và văn phòng. Đối với một người bình thường, PC cá nhân còn là một cái gì quá “xa xỉ”. Tuy nhiên, ở Anh, một chiếc máy tính đã làm thay đổi tất cả, đó chính là Sinclair ZX81- máy tính đầu tiên có giá dưới 50 bảng. Ngay sau khi ra mắt, máy tính này đã gây nên một cơn sốt ở đảo quốc “sương mù”.

Thoạt nhìn ZX81 giống như như một chiếc máy tính học sinh quá khổ, chỉ khác là có bàn phím QWERTY. Tuy vậy giá của nó chỉ có 69.95 bảng(hoặc chỉ 49.95 bảng nếu bạn có thể tự hàn các chi tiết trên bo mạch!!?). Sinclair có thể đẩy giá ZX-81 xuống thấp đến vậy nhờ việc giảm số lượng chip trên bo mạch chủ từ 21 ở chiếc ZX-80 xuống còn 4 ở chiếc ZX-81.

Không cần phải nói, ZX-81 không thể nào so sánh được với các PC của IBM về mặt cấu hình, nó chỉ có bộ xử lý 8-bit Z80 với xung 3.25MHz, 1kB RAM và xuất hình đơn sắc qua TV. Màn hiển thị bao gồm 24 dòng, mỗi dòng 32 kí tự cùng độ phân giải 64 x 48 pixels. Và bạn vẫn phải lưu dữ liệu bằng băng cát sét.

10. Apple Mac

Top 10 máy tính quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại (Phần cuối)

Chiếc máy tính Apple Mac đầu tiên ra đời vào năm 1984 thực sự mang đến một cuộc cách mạng. Chúng ta- những người đã quá quen với những máy tính hiện đại- có thể cảm thấy thiết kế tất-cả-trong-một của chiếc máy này kì dị, nhưng nó đã làm được một điều mà không ai trên thị trường máy tính có thể làm được suốt 8 năm sau đó.

Vào cái thời mà để điều khiển máy tính, người ta phải nhập các “lệnh” phức tạp vào một màn hình Text, Apple Mac đã cho phép người sử dụng thoải mái click chuột vào các icon trên màn hình, thêm vào đó dữ liệu được hiển thị theo các window như ở các PC hiện tại.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay2,312
  • Tháng hiện tại104,485
  • Tổng lượt truy cập31,298,479
DỊCH VỤ SỬA CHỮA
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây