Macromedia Flash MX (Bài 10b)

Thứ bảy - 22/10/2011 06:20

Macromedia Flash MX (Bài 10b)

Trước khi bắt đầu bài này tôi xin khái quát sơ lượt toàn bài trước. Trong bài trước chúng tuần tự làm 3 ví dụ nhằm thực hành toàn bộ nội dung phần lý thuyết trong bài 9.
  • Ở Vd 1 chúng ta thực hành cách tạo button và tìm hiểu các thuộc tính của nó.

  • Sau đó, chúng ta tiếp tục sử dụng Vd1 để làm ví dụ 2 bằng cách đưa nội dung vào button. Cụ thể chúng ta cho hành động nhảy đến một URL nào đó khi nhấn button.

  • Tiếp đến, ở Vd 3, chúng ta đưa hành động nhảy đến một khung hình nào đó đồng thời bắt đầu thực hiện chạy tiếp hay nhảy đến một khung hình nào đó và dừng hẳn tại đó.

Vậy trong bài này, tôi xin được tiếp tục phát triển từ Vd3. Cụ thể, tại Vd này tôi sẽ cho hành động nhảy đến một scene (phân cảnh) khác khi ta nhấn vào một button tại một button tại scene hiện thời. Đây chính là ví dụ thực hiện điều mà tôi nói về công dụng của scene, với kĩ thuật này bạn hoàn toàn có thể áp dụng chúng để nhảy đến các màn chơi trong game do mình tạo bằng Flash với mỗi màn chơi tương ứng một scene.

Đề làm điều này ta cần chuẩn bị một số kiến thức từ các bài trước như sau:

  • Cách tạo khung hình chuyển động (bài 6a).

  • Cách tạo khung hình chuyển động theo lớp Guide (bài 8).

  • Cách tạo mộf Scene và chỉnh sửa thuộc tính (tên scene chẳng hạn) của scene đó (bài 9).

  • Cách tạo button và tinh chỉnh nội dung button đó (bài 9 + 10a).

  • Chèn action script vào button (bài 10a).

Ví dụ 4: Nhảy đến một khung hình trong một scene khác
Cũng giống như ví dụ 3, ở scene hiện tại chúng ta tạo một khung hình chuyển động cho bé Chip bay từ trái sang phải.

Đồng thời ở ví dụ trước, bạn cũng đã tạo một button cho phép nhảy về khung hình đầu tiên thực hiện lại chuyển động. Bây giờ tôi cần bạn tạo thêm hai button nữa với nội dung tùy thích, hai button này lát nữa sẽ phục vụ cho động tác nhảy đến một khung hình nào đó trong một scene khác.

Như bạn thấy trong hình, tôi tạo 3 button tổng cộng trong thư viện, một là rePlay phục vụ cho thao tác nhảy về khung hình đầu tiên trong scene hiện tại, một là gotoScene1 để nhảy đến khung hình đầu tiên trong scene thứ nhất và còn lại là gotoScene2 để nhảy đến khung hình đầu tiên trong scene thứ hai mà tôi sắp tạo đây.

Nếu bạn không muốn xem lại từng bước trong bài trước, bạn có thể xem khái quát nội dung của scene mang tên Scene 1 trong hình dưới đây.

Tiếp đến bạn tạo một Scene mới bằng cách chọn trên thanh menui: In-sert/Scene. Tôi giữ nguyên tên Scene 2 trong ví dụ, nếu bạn muốn đặt lại tên khác cũng không sao nhưng tốt nhất là không nên đặt quá dài.

Sau đó tôi chuyển qua Scene 2, lúc này là một khu vực làm việc hoàn toàn mới tinh, chưa có nội dung. Tại scene này tôi tạo 4 lớp:

  1. Lớp Background: Lớp này chỉ chứa nội dung màu nền của Scene 2 (trong ví dụ là màu xám), sở dĩ tôi tạo lớp này là để cho bạn dễ dàng phân biệt hai scene với nhau.

  2. Lớp Guide: Layer: chứ nội dung đường cong làm nhiệm vụ định đường đi cho bé Chip. Nếu bạn nào quên cách tạo lớp này có thể xem lại các bài trước mà tôi nhắc ở trên.

  3. Lớp motion: chứa chuyển động của bé Chip. Lưu ý rằng để bé Chip có thể chuyển động đúng đường đi, bạn cần kéo bé Chip đặt vào mỗi đầu đường đi ứng với khung hình đầu và cuối trong scene, và đồng khi kéo, bạn sẽ thất có một tâm tròn nhỏ ở giữa hình bé Chip, bạn phải đặt tâm này dính vào mỗi đầu đường đi, nếu bạn không làm vậy thì chắc chắn bạn sẽ không thể làm bé Chip bay theo đường cong được, và đây cũng là lý do mà có khá nhiều bạn gửi thư hỏi tôi tại sao không thực hiện được chuyển động theo Lớp Guide. Bạn nên lưu ý điều này.

  4. Lớp Button Layer: lớp này đơn giả chỉ để chứa các button mà tôi đã tạo.

Sau khi đã tạo xong nội dung cho hai scene ta bắt đầu chuyển qua thao tác với các button đã được chèn trong hai scene.

Như ví dụ trước, ở scene có tên Scene 1 tôi chèn đoạn mã tương tự như Vd3 nhảy về khung hình đầu tiên.

Sau đó tôi tiếp tục chèn đoạn action script sau cho button gotoScene2 đặt trong Scene 1

on (release) {
gotoAndPlay("Scene 2", 1);
}

Đoạn mã trên tương tự như đoạn mã trước nhưng giờ chỉ thếm duy nhất một chuỗi tên scene đặt trong ngoặc đơn dòng hai: "Scene 2", như vậy đoạn code này sẽ thực hiện động tác nhãy đến khung hình đầu tiên của scene có tên Scene 2 và thực hiện động tác chạy tiếp những khung hình còn lại một khi có động tác nhấn chuột lên button.

Tương tự ta chèn đoạn mã có nội dung gần giống vậy cho button gotoScene1 trong Scene 2.

Hoàn tất bạn sẽ có nội dung đoạn Flash như sau:

Download tập tin nguồn của ví dụ tại đây.

Đến đây, nếu bạn có thể thực hiện toàn bộ các ví dụ từ 1 đến 4 hoàn hảo, bạn sẽ có thể sáng tạo được rất nhiều thứ từ các ví dụ đó. Cũng chính vì lý do này, nên tôi không thể hướng dẫn bạn toàn bộ các ví dụ vì tất cả phụ thuộc vào sự sáng tạo của bạn, thay vào đó tôi sẽ đưa ra một bài tập kèm theo hình ảnh minh họa từng bước và tập tin nguồn nhằm tiết kiệm thời gian đọc của bạn.

Bài tập: Tạo trình chơi ảnh đơn giản với tất cả ảnh nằm trong tập tin Flash, yêu cầu trình chơi ảnh có hai nút nhấn để di chuyển giữa các bức ảnh với nhau.

Download tập tin nguồn của bài tập tại đây.
Download tập hình ảnh các bước tại đây.

Lưu ý trong các bước trình bày bài tập bằng hình ảnh có một số mẹo để tiết kiệm thời gian của bạn trong việc chèn ảnh và button cho từng frame, cũng như tạo mới một button. Do đó bạn nên lưu ý và tận dụng chúng cho công việc của mình.

Đồng thời tôi cũng mong rằng bạn nào đã hiểu và có khả năng trình bày qua văn bản bài tập trên, có thể gửi thư kèm phần văn bản trả lời bài tập cho tôi; tôi sẽ giúp bạn xem xét và đưa vào các bài sau nhằm giúp các bạn khác chưa thực hiện được có thể nhờ vào kinh nghiệm của bạn để hoàn tất bài tập này.


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay2,364
  • Tháng hiện tại31,113
  • Tổng lượt truy cập31,408,997
DỊCH VỤ SỬA CHỮA
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây